Bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu là bệnh gây viêm nhiễm ở các mô xung quanh răng, xương bao bọc chân răng bị tiêu dẫn đến tình trạng lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

                                     

Nguyên nhân gây ra bệnh:

Là do các mảng bám chứa đầy vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng không được làm sạch và vệ sinh đúng cách. Bên cạnh đó bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, hút thuốc lá hoặc bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây ra viêm nha chu.

Đây là bệnh rất phổ biến ở lứa tuổi trung niên và người già gây ra tình trạng mất răng.

Biểu hiện của viêm nha chu

+ Nướu chảy máu khi chải răng.

+ Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.

+ Vôi răng đóng ở cổ răng.

+ Hôi miệng

+ Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.

+ Có cảm giác không bình thường khi nhai.

+ Tụt nướu làm lộ chân răng

+ Răng lung lay hoặc răng dịch chuyển và thưa dần.

Có một mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh nha chu và các bệnh lý toàn thân như: đái tháo đường, tim mạch, rối loạn hệ miễn dịch. Những sự thay đổi nội tiết tố cũng thúc đẩy bệnh nha chu như: dậy thì, thai nghén..Ngoài ra, một số yếu tố ngoại lai cũng tác động trục tiếp đến bệnh nha chu như: hút thuốc lá, căng thẳng, chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Cách điều trị bệnh nha chu

 1. Không phẫu thuật

·         Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

·         Thăm khám và tư vấn: Kiểm tra tổng quát, đo túi nướu về tình trạng răng và nướu.

·         Xử lý mặt gốc răng: Dùng các dụng cụ chuyên dụng và chất bơm rửa để làm sạch túi nha chu.

·         Theo dõi định kì: Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám từ 3 – 4 lần để theo dõi quá trình bình phục của bệnh nha chu và kiểm tra quá trình hợp tác của bệnh nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào bệnh nhân, khi biết vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn mà bác sĩ đã đưa ra.

 2. Phẫu thuật

·         Khi bệnh nhân để tình trạng viêm nha chu trong thời gian dài, không được chữa trị sẽ gây ra tình trạng tụt nướu, làm lộ chân răng gây mất thẩm mỹ và ê buốt răng khi dùng thức ăn đồ uống nóng, lạnh hay chua, ngọt. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt ghép nướu, lấy mô nướu ở vùng khẩu cái hoặc vùng khác để che phủ chân răng. Trong trường hợp thành nướu mỏng, bác sĩ sẽ sử dụng màng Alloderm nhân tạo để che phủ. Phẫu thuật có thể tiến hành ở một hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng.

Biện pháp phòng bệnh nha chu:

Nha chu là bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng với các biện pháp sau:
+ Chải răng đều đặn ngày 3 lần sau ăn và đặc biết tối trước khi đi ngủ.
+ Sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa và ăn uống đủ chất hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.
+ Định kỳ 3-6 tháng đi kiểm tra sức khoẻ răng miệng và lấy vôi răng.