LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN MANG HÀM GIẢ

Biện pháp vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân mang hàm giả 

Lý do cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng ở người mang hàm giả
          Mảnh vụn thức ăn  mảng bám vi khuẩn bệnh lý nha chu cho các răng thật còn lại
          Các chất màu từ thực phẩm nhuộm màu hàm giả ảnh hưởng thẩm mỹ
          Vi khuẩn, nấm mốc dễ tích tụ bên dưới hàm giả viêm loét , Candida, tăng sinh u nhú mô bên dưới hàm giả.

1. Hàm giả tháo lắp toàn hàm

• Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm giả.
• Không sử dụng: Dụng cụ gây mòn, chất tẩy trắng( trầy bề mặt, mất màu hàm giả)
• Hàm giả dễ vỡ, vì thế rất cẩn thận trong việc cầm nắm khi chăm sóc hàm giả.
• Đừng sử dụng nước sôi, hoặc lò viba để làm sạch hoặc ngâm hàm giả vì nó sẽ làm cong hàm.
• Chải sạch hàm giả và nướu sau mỗi bữa ăn
• Không mang hàm lúc ngủ
• Ngâm trong nước ấm hoặc dung dịch làm sạch hàm giả
• Làm sạch bàn chải trong dung dịch 50% nước-50% clorox, 1 lần/1 tuần.
• Ngâm trong nước giấm 50% hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm giả 1-2 lần/ngày là ngăn sự phát triển của vi nấm.
• Có thể tháo hàm cả ngày nếu đặt trong nước giữ ẩm.
• Lấy hàm ra khi sử dụng nước súc miệng.
• Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu hoặc vào hàm giả để giữ ẩm.
• Sử dụng bàn chải lông mềm, lựa chọn kem đánh răng thích hợp, rửa với nước muối.

2. PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH NIÊM MẠC NƯỚU
• Súc miệng với nước súc miệng
• Massage nướu vào buổi sáng và buổi tối
• Chải nướu 2 lần/ngày
• Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu để giữ ẩm.

3.ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN MANG HÀM GIẢ BỊ NHIỄM NẤM CANDIDA

• Niêm mạc bên dưới hàm giả viêm đỏ ,tróc vảy ,tăng sinh, có mảng màu trắng như sữa đông ….
• Điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ như:
• Nystatin/ Mycostatin 100.000IU bôi lên vùng nhiễm nấm 4-6 lần/ ngày
• Amphotericin B,Azoles…
• Thuốc súc miệng như: Chlohexidine gluconate 0.2% (Eludril) hoặc Povidine-Iodine (Betadine oral) súc miệng ngày 2 lần
• Vệ sinh răng miệng, vệ sinh hàm giả sạch sẽ
• Hạn chế thời gian mang hàm giả ,ban đêm phải tháo hàm giả ra và ngâm trong dung dịch sát khuẩn.

Cách sử dụng hàm giả

    Hàm giả mới luôn cần một thời gian thích nghi : bệnh nhân phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,…

Bệnh nhân sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần, nên bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nếu khi ăn nhai có cộm nên đến Nha sĩ để chỉnh cộm.

Hàm giả sẽ tồn tại rất lâu nếu được bảo quản tốt. Nếu hàm giả bị rớt, va chạm mạnh có thể bị biến dạng.

Hàm giả tháo lắp cần được tháo ra và chải rửa sạch sẽ mỗi ngày với kem đánh răng hoặc dung dịch chải rửa chuyên dùng. Không nên dùng các loại dung dịch rửa, kem đánh răng có chất mài mòn, hoặc bàn chải cứng,…

Khi không mang hàm nên ngâm hàm trong nước thường hoặc các dung dịch ngâm hàm sát khuẩn, không nên sát khuẩn bằng cách ngâm hàm trong nước quá nóng sẽ làm biến dạng hàm.

Hàm giả nên được tháo ra ban đêm để cho các mô nướu thư giãn không bị đè ép, tạo điều kiện tốt cho hệ thống tự chải rửa của lưỡi và nước bọt.

Ngay cả khi mang hàm giả, xương hàm vẫn sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, do đó sau một thời gian mang hàm có thể sẽ lỏng và cần đệm hàm. Do vậy, bạn nên đến Nha sĩ định kỳ để kiểm tra các răng nướu thật, kiểm tra hàm giả và sửa chửa nếu cần.