Ê buốt răng – Vấn đề không nên xem nhẹ
Ê buốt răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Ngoài ra, một số biện pháp điều trị nha khoa như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo khí cụ mắc cài, trám răng…đều được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng nhạy cảm trong suốt hoặc sau quá trình điều trị. Hoặc người dân vệ sinh răng miệng không đúng cách: chải răng quá mạnh, quá nhiều lần và theo chiều ngang dẫn đến tụt nướu…
Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Theo thời gian, lớp men bao phủ trở nên mỏng hơn và do vậy có ít tác dụng bảo vệ hơn. Nướu cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng. Khi ngà răng bị lộ, các sợi thần kinh trong các ống ngà có thể nhạy cảm với các yếu tố như đồ ăn nóng lạnh, chua hoặc ngọt và gây cảm giác ê buốt.
Cách phòng ngừa răng ê buốt
Bước đầu tiên trong việc điều trị ê buốt răng là xác định nguyên nhân gây ra ở đâu – một nha sĩ có thể giúp bạn việc này. Nếu ê buốt răng gặp phải do bị lộ ngà thì có một số bước bạn cũng như nha sĩ có thể tiến hành nhằm làm giảm ê buốt bao gồm :
Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm.
Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu
Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt
Nha sĩ có thể :
- -Thoa gel fluor lên những vùng ê buốt để giúp răng thêm chắc.
- -Kê toa gồm kem đánh răng có hàm lượng fluor cao để sử dụng hằng ngày.
- -Phục hình răng, tái tạo lại những chỗ bị mất men răng.
Cuối cùng, cho dù bạn có phải đi đến phòng nha hay chỉ cần những sản phẩm kem đánh răng mua ở cửa hàng, điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám nha sĩ để họ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra ê buốt răng và giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Mẹo chống ê buốt răng
Tráng dầu vitamin E
Vitamin E giúp phục hồi hoạt động của các mô xung quanh răng. Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước ấm rồi dùng các viên nang dầu vitamin E nguyên chất đổ lên trên răng, ngậm trong vòng nửa tiếng đồng hồ và không uống nước, có thể làm ba lần một ngày.
Nhai trà xanh
Trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai 1 gram trà xanh trong 5 phút, ba lần một ngày.
Nhai quả óc chó sống
Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng. Cách ăn như sau: Súc miệng bằng nước muối, nhai 20 gr quả óc chó trong 3-5 phút, từ từ rồi nuốt, nên nhai hai lần một ngày.
Ngoài ra, sau khi uống các loại đồ uống, trái cây chua, nên súc miệng với nước muối. Đối với người sau 50 tuổi thì nên dùng bàn chải lông mềm.
Dùng tỏi sống chà lên răng
Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay… Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong ba phút, làm ba lần một ngày